Nhân khẩu Toronto

Quảng trường Nathan Phillips. Chính giữa ảnh là Tòa thị chính mới (Toronto City Hall), bên phải ảnh là tòa thị chính cũ

Dân số thành phố tăng trưởng 4% (96.073) từ năm 1996 đến 2001, 1% (21.787) từ năm 2001 đến 2006, và 4,3% (111.779) từ năm 2006 đến 2011. Người từ 14 tuổi trở xuống chiếm 17,5% dân số, người từ 65 trở lên chiếm 13,6%. Độ tuổi trung bình của dân cư Toronto là 36,9 năm. Người sinh tại ngoại quốc chiếm 49,9% dân số.[33] Tỷ lệ giới tính của thành phố là 48% nam giới và 52% nữ giới.[34] Số lượng nữ giới cao hơn nam giới trong mọi nhóm tuổi trên 20.[35] Năm 2011, 49,1% dân cư Toronto thuộc một nhóm thiểu số rõ rệt,[36] và các dân tộc thiểu số rõ rệt được dự tính sẽ chiếm đa số tại khu vực đại đô thị thống kê Toronto vào năm 2017.[37] Năm 1981, dân số thiểu số rõ rệt của Toronto chiếm tỷ lệ 13,6%.[38]

Theo Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, Toronto là thành phố có tỷ lệ dân số sinh tại ngoại quốc cao thứ nhì trên thế giới, sau Miami, Florida. Không có dân tộc hay văn hóa riêng lẻ này chiếm ưu thế trong dân số nhập cư của Toronto, khiến nó nằm trong số những thành phố đa dạng nhất trên thế giới.[33] Mỗi năm có trên 100.000 người nhập cư đến khu vực Đại Toronto.[39]

Trong điều tra nhân khẩu Canada năm 2001, nguồn gốc dân tộc phổ biến nhất trong thành phố Toronto như sau:

Nguồn gốc dân tộcDân sốTỷ lệ
Người Anh333.22012,9
Người Hoa308.69012,0
Người Canada291.66511,3
Người Ireland250.4609,7
Người Scotland245.5459,5
Người Đông Ấn195.5907,6
Người Ý177.0656,9
Người Philippines140.4205,5
Người Đức119.0304,6
Người Pháp115.3004,5
Người Ba Lan98.3153,8
Người Bồ Đào Nha93.0503,6
Người Jamaica81.3803,2
Người Do Thái78.8603,1
Người Ukraina64.8752,5
Người Nga62.8502,4

Nguồn: 2011 NHS Profile

Toronto là một thành phố đa dạng về chủng tộc, thành phần chủng tộc như sau:[36]

  • 50,2% người Da trắng
  • 12,7% người Đông Á; 10,8% người Hoa, 1,4% người Hàn, 0,5% người Nhật
  • 12,3% người Nam Á
  • 8,5% người Da đen
  • 7,0% người Đông Nam Á; 5,1% người Philippines
  • 2,8% người Mỹ Latinh
  • 2,0% người Tây Á
  • 1,1% người Ả Rập
  • 0,7% người nguyên trú, trong đó 0,5% là các dân tộc trước tiên và 0,2% là người Metis
  • 1,5% người đa chủng; 1,7% kể cả Metis
  • 1,3% khác

Sự đa dạng này được phản ánh qua các khu phố dân tộc của Toronto, trong đó có phố Trung Hoa, phố Corso Italia, phố Hy Lạp, Kensington Market, phố Hàn, Tiểu Ấn Độ, Tiểu Ý, Tiểu Jamaica, Tiểu Bồ Đào Nha và Roncesvalles.

Năm 2011, tôn giáo được tường trình phổ biến nhất tại Toronto là Cơ Đốc giáo, 54,1% dân số thành phố gắn bó với nhóm tôn giáo này. 28,2% dân số là tín đồ Công giáo La Mã, tiếp đến là Tin Lành (11,9%), Cơ Đốc Chính thống (4,3%), và các giáo phái Cơ Đốc khác (9,7%). Thành phố có một số lượng đáng kể các tín đồ Cơ Đốc Giám Lý, thỉnh thoảng được gọi là Roma của Giám Lý. Các tôn giáo khác hiện diện trong thành phố gồm có Hồi giáo (8,2%), Ấn Độ giáo (5,6%), Do Thái giáo (3,8%), Phật giáo (2,7%), và Tích Khắc giáo (0,8%). Những người không liên kết tôn giáo chiếm 24,2% dân số Toronto.[36]

Tiếng Anh là ngôn ngữ chiếm ưu thế trong dân cư Toronto, song nhiều ngôn ngữ khác có số lượng người nói bản ngữ ở mức đáng kể.[40] Các phương ngôn tiếng Hoa và tiếng Ý là những ngôn ngữ được nói phổ biến thứ nhì và thứ ba trong công việc.[41][42] Dịch vụ khẩn cấp 9-1-1 của thành phố được trang bị để đáp ứng trên 150 ngôn ngữ.[43]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Toronto http://www2.prefeitura.sp.gov.br/secretarias/relac... http://www.fortyork.ca http://www.cic.gc.ca/english/policy/fed-prov/can-o... http://www.collectionscanada.gc.ca/sos/002028-3200... http://geonames.nrcan.gc.ca/education/toronto_e.ph... http://www12.statcan.gc.ca/census-recensement/2011... http://www12.statcan.gc.ca/nhs-enm/2011/dp-pd/prof... http://climate.weather.gc.ca/climate_normals/resul... http://www.e-laws.gov.on.ca/html/repealedstatutes/... http://schools.tdsb.on.ca/jarvisci/toronto/rouille...